Sau đây là chia sẻ của Steven Dux về 4 đặc điểm tâm lý giao dịch mà trader mới thường phớt lờ nhưng lại ảnh hưởng đến thành công lâu dài trong trading!
Mặc dù trading chủ yếu xoay quanh những con số và khả năng truy cập vào dữ liệu phù hợp, nhưng hầu hết các trader mới (và cả những người có kinh nghiệm nữa) thường quên đi khía cạnh cơ bản có thể "tạo nên hoặc phá vỡ" sự nghiệp giao dịch của mình...
Tâm lý!
Tâm lý giao dịch thường bị các trader mới xem nhẹ, nhưng đó là điều hoàn toàn không nên làm, vì nó chính là nền móng cho thành công của bạn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu về tất cả các kỹ năng và kỹ thuật bạn cần trong trading, nhưng bạn không thể quên mất tâm lý cần thiết để thực hiện các giao dịch thành công.
Đây có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong trading. Nó quyết định cách bạn quản lý cảm xúc của mình và giúp bạn luôn giữ kỷ luật.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận và giải thích chi tiết về vai trò quan trọng của tâm lý trong trading và tại sao nó là thứ luôn cần được khắc cốt ghi tâm.
Cũng như mọi người, sự thật là bạn không hề hoàn hảo. Bạn có cảm xúc và đôi khi bạn đưa ra quyết định dựa trên suy nghĩ của mình thay vì thực tế. Bạn trở nên lo lắng, khó chịu, liều lĩnh và thô lỗ. Bạn phạm phải sai lầm.
Là con người, chúng ta có những thiên kiến và nhận thức nhất định dựa trên môi trường và bản chất của chúng ta.
Điều này đặt ra câu hỏi: Nếu trading dựa trên các con số và sự kiện, đồng thời điều kiện thị trường vẫn như cũ đối với mọi người tại bất kỳ thời điểm nào, vậy thì tại sao 94% trader lại thất bại?
Đơn giản thôi... Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý!
Chìa khoá thành công trong trading chính là sự thay đổi trong tư duy. Những trader nhận thức được những thiên kiến và nhận thức của chính mình có thể thay đổi tư duy của mình để thích ứng với lĩnh vực trading.
Họ có khả năng cao sẽ thực hiện nhiều giao dịch có lợi nhuận hơn.
Họ cũng cố gắng giữ cho thua lỗ ở mức tối thiểu.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp ích cho sự nghiệp giao dịch mới của mình là nhận thức được những thiên kiến và cảm xúc của chính mình. Điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu cách bạn xử lý các tình huống khác nhau và cách bạn có thể cải thiện nó.
Phản ứng của bạn trước những tình huống chắc chắn sẽ phát sinh trong lúc giao dịch sẽ quyết định mức độ dễ dàng và nhanh chóng của bạn để đạt đến đích thành công.
Khi bạn hiểu được cách xử lý tình huống vốn có của mình, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về những gì bạn có thể làm để lập kế hoạch giao dịch hiệu quả hơn.
Việc có sẵn một kế hoạch sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc và phản ứng của mình.
Ví dụ: Nếu bạn là người dễ dàng mất kiên nhẫn, bạn sẽ có xu hướng bù lỗ quá nhanh. Nếu bản chất của bạn là một người hay lo lắng, bạn có thể để nỗi sợ hãi chi phối việc ra quyết định của mình. Nếu bạn có xu hướng bốc đồng, bạn có thể dễ đưa ra quyết định tồi tệ dẫn đến thua lỗ.
Vì cảm xúc, thiên kiến và nhận thức đã ăn sâu vào tâm lý, nên việc loại chúng ra khỏi sự nghiệp giao dịch của bạn là không hề dễ dàng. Tư duy tâm lý của bạn chắc chắn sẽ có tác động đến giao dịch của bạn. Đó là bản chất của tâm trí con người.
Rốt cuộc thì, chúng ta không phải là robot. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn cảm xúc khỏi cuộc sống hàng ngày hay tránh né ảnh hưởng của chúng.
Vì vậy, với tư cách là một trader, bạn có thể làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng của cảm xúc đến giao dịch của mình?
Bạn sẽ cần có một cuộc trò chuyện thành thật với chính mình về bản chất tâm lý của bạn. Hãy phát huy những gì bạn có thể làm điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình.
Khi bạn thừa nhận những điều này, bạn có thể biết bạn cần làm gì trong kế hoạch của bạn.
Và 4 đặc điểm tâm lý giao dịch quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng được lộ trình này:1. Sự tự tin trong giao dịch
Trong lần đầu tiên bắt đầu thực hiện giao dịch, một trong những thách thức tâm lý lớn nhất mà các trader mới phải đối mặt ngay từ đầu chính là sự tự tin.
Tôi cũng đã phải vật lộn với điều này khi bắt đầu giao dịch cách đây 5 năm.
Điều sẽ xảy ra đó là bạn bắt đầu đóng lệnh quá sớm hoặc cắt lỗ quá chậm, một trong hai thái cực đó có thể gây bất lợi cho lợi nhuận của bạn.
Nguyên nhân đến từ việc bạn thiếu tự tin khi mới bắt đầu giao dịch, vì bạn vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và học hỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn mắc phải những sai lầm này ngay cả khi bạn biết một mô hình sẽ mang lại thành công và phần thưởng tối đa.
Cách giải quyết cuộc đấu tranh này là theo dõi đủ số liệu thống kê.
Số mẫu tối thiểu cho mỗi mô hình bạn theo dõi phải là 100. Điều quan trọng là bạn không nên theo dõi mọi thứ cùng một lúc, mà thay vào đó hãy chia chúng thành các danh mục rồi theo dõi.
Trong khi theo dõi các mô hình, hãy đảm bảo bạn chỉ tập trung vào chỉ 1-2 mô hình. Trên thực tế, lý tưởng nhất chỉ tập trung vào MỘT mô hình. Nếu bạn đang có đâu đó từ $3.000 đến $30.000, hãy thử bám sát và theo dõi một mô hình ở một thời điểm và tập trung toàn bộ vào đó.
Cách tiếp cận này hiệu quả vì nó đảm bảo bạn không mạo hiểm quá nhiều, đồng nghĩa với việc sự tự tin trong trading của bạn sẽ không bị giảm sút.
2. FOMO (nỗi sợ bỏ lỡ)
FOMO là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà mỗi trader đều mắc phải.
Tôi cũng vậy. Rất nhiều lần.
Cảm giác FOMO là điều rất bình thường khi có sự cường điệu xung quanh một giao dịch nhất định. Bạn thấy nó hoạt động tốt và mọi người đều Buy, nên bạn cảm thấy mình cũng phải Buy, nếu không bạn sẽ lỡ mất chuyến tàu.
Điều này không tốt tí nào! Tất cả những gì xảy ra là bạn sẽ giao dịch một cách mù quáng mà không có đủ nghiên cứu.
Hoặc, bạn đã bỏ lỡ một giao dịch và bây giờ bạn đã bỏ lỡ khoản lợi nhuận đó, nên bạn muốn tăng quy mô vị thế của mình trong giao dịch tiếp theo... để kiếm lại số tiền kia. Người ta thường có cảm giác rằng, bằng cách nào họ phải lấy lại được tiền, vì thị trường hiện đang nợ họ.
Đó là một trong những suy nghĩ tồi tệ nhất khi giao dịch.
Nếu bạn thấy mình có tâm lý giao dịch như vậy, thì đó là lúc bạn cần phải quay lại với những điều cơ bản. Hãy bắt đầu theo dõi số liệu thống kê theo 2 cách khác nhau:
Tần suất xuất hiện của mô hình
Lợi nhuận trung bình của mô hình
Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền bạn có thể kiếm được mỗi năm. Khi bạn biết giá trị kỳ vọng là bao nhiêu, tác động của FOMO sẽ biến mất.
Nó mang lại cho bạn tầm nhìn, cảm giác an toàn và đảm bảo bạn không hành động mù quáng.
Kiên nhẫn là điều cần thiết để thành công trong trading và không có chỗ cho những cảm xúc như FOMO.3. Tập trung vào kết quả
Mỗi người sẽ có hành trình và đích đến riêng trong cuộc đời mình. Và là một trader, hơn ai hết, bạn cần phải nhớ điều đó, bởi bạn rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn so sánh giao dịch của mình với người khác.
Bạn lướt mạng xã hội và thấy các trader với nhiều cấp độ kinh nghiệm khác nhau đăng bài về lợi nhuận họ kiếm được nhiều ra sao.
Bạn vừa mới bắt đầu, vì vậy việc so sánh với những trader khác sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy thêm phần bất an (và dẫn đến FOMO nhiều hơn).
Bạn bắt đầu tập trung vào việc bạn muốn kiếm được bao nhiêu hơn là bạn sẽ đạt được điều đó như thế nào.
Nếu bạn đang tập trung vào số tiền bạn sẽ kiếm được, thì bạn sẽ tập trung vào kết quả hơn là vào quá trình.
Việc tập trung vào quá trình, tích luỹ kinh nghiệm và theo dõi số liệu thống kê mới là những bài tập giúp bạn trở thành một trader giỏi. Còn tập trung vào kết quả sẽ chẳng đưa bạn đến đâu cả!
Mặc dù động lực thúc đẩy hầu hết mọi người bắt đầu giao dịch chủ yếu là kiếm tiền, nhưng quá trình mới là trọng tâm duy nhất mà bạn cần đấu tranh để tập trung vào!4. Giới hạn về cảm xúc
Một nhược điểm khác của việc so sánh bản thân với người khác là bạn sẽ không vượt qua được giới hạn cảm xúc.
Giả sử, bạn đang cố gắng mô phỏng sự thành công của một trader giàu kinh nghiệm bằng cách giao dịch với số tiền tương tự như họ đã trade. Nếu họ trade với vị thế $50.000, bạn cũng muốn trade với vị thế tương tự, nghĩ rằng nó sẽ mang lại cho bạn mức độ thành công và lợi nhuận tương tự.
Bạn nhìn vào điểm vào lệnh và thoát lệnh của họ, cố gắng theo sát bước chân của họ...
Vấn đề là, $50.000 có thể là toàn bộ tài khoản của bạn. Nhưng đối với họ, đó chỉ là một phần nhỏ trong tài khoản. Như vậy, kết quả giữa 2 trader sẽ hoàn toàn khác nhau vì mức độ rủi ro của bạn với họ không giống nhau.
Họ có thể kiên nhẫn và cầm cự trong một thời gian, trong khi bạn không thể làm được điều tương tự vì rủi ro đi kèm là quá cao.
Một tình huống như thế này sẽ dẫn đến sợ hãi, lo lắng và có thể khiến bạn rơi vào tâm lý giao dịch tồi tệ nhất khi bạn đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc của mình (cảm xúc mà bạn đang cảm thấy vào lúc này).
Cách để giải quyết vấn đề này là tìm ra giới hạn cảm xúc của chính bạn. Hãy tự mình kiểm tra và tìm hiểu mức độ rủi ro mà bạn cảm thấy thoải mái. Tôi luyện tập ít nhất 20 lần cho mỗi kích thước vị thế trước khi thay đổi.
Khi tôi cảm thấy thoải mái với một kích thước vị thế, tôi tăng nó lên 2-3% mỗi lần.
Tôi khuyên bạn hãy tự luyện tập thay vì cứ so sánh giao dịch của mình với người khác.