Các diễn biến đáng chú ý trong tuần trước:
Phố Wall phục hồi trong nửa đầu tuần với chuỗi 8 ngày tăng liên tiếp (kỷ lục tốt nhất trong hai năm) bất chấp những bình luận diều hâu của Chủ tịch Powell đã phá vỡ chuỗi tăng, chứng kiến S&P 500, Nasdaq 100 và Dow Jones hình thành mô hình nhấn chìm giảm giá vào thứ Năm
Chủ tịch Powell cảnh báo rằng Fed vẫn chưa tự tin rằng chính sách của họ đủ chặt chẽ và họ sẽ không ngần ngại tăng lãi suất lần nữa nếu cần
Lợi suất trái phiếu đã lấy lại một số khoản lỗ của tuần trước, với loại kỳ hạn 2 năm gần như phục hồi hoàn toàn vào Thứ năm
RBA đã tăng tỷ lệ lãi suất thêm 25bps, đưa lãi suất chuẩn lên 4,35%, tuy nhiên thị trường đã thất vọng khi không có cam kết chắc chắn nào về việc tăng thêm
Giá dầu tiếp tục giằng co, giá WTI giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc
Trung Quốc trở lại tình trạng giảm phát ở mức -0,2% so với cùng kỳ, cho thấy mức độ kích thích phục hồi nền kinh tế vẫn chưa đủ
Các sự kiện đáng chú ý trong tuần mới:
Rủi ro chính phủ Mỹ đóng cửa
Chủ đề này tiếp tục xuất hiện trở lại và có vẻ như nó đang xuất hiện với tần suất ngày càng tăng.
Và một lần nữa, chính phủ Mỹ lại sắp phải đóng cửa trừ khi tìm được giải pháp trước ngày 17 tháng 11, khi chính phủ dự kiến sẽ cạn tiền. Mike Johnson, chủ tịch mới của Hạ viện, dự kiến sẽ tiết lộ kế hoạch của mình về cách tránh thảm họa này trong những ngày tới.
Nhưng nếu lịch sử vẫn tiếp diễn, các cuộc đàm phán sẽ kéo dài đến giờ cuối cùng và có thể ảnh hưởng đến nhu cầu rủi ro của thị trường, trước khi trần nợ chắc chắn được nâng lên một lần nữa.
Thị trường cần theo dõi: EURUSD, USD/JPY, Dầu thô WTI, Vàng, S&P 500, Nasdaq 100, Dow Jones
Cập nhật về tình hình lạm phát ở Mỹ
Với việc thị trường vẫn đang hấp thụ những bình luận hawkish từ Chủ tịch Jerome Powell, báo cáo lạm phát tuần tới trở nên quan trọng hơn vì bất kỳ dấu hiệu nào về áp lực giá cả tăng cao hơn đều có thể khiến thị trường tái định giá về khả năng tăng lãi suất của FED.
Với chỉ số CPI cơ bản tăng 0,3% so với tháng trước trong hai tháng qua và lãi suất hàng năm vẫn ở mức 4,1%, Fed khó có thể không duy trì quan điểm diều hâu. Và điều đó có thể hạn chế khẩu vị rủi ro trừ khi chúng ta thấy được một loạt những con số bất ngờ trong tuần mới.
Dữ liệu việc làm lạm phát tiền lương của Úc
Bất chấp việc thay đổi người đứng đầu NHTW Úc, cách tiếp cận về việc thắt chặt của FED có vẻ rất quen thuộc: thực hiện điều đó càng sớm càng tốt. Khi dữ liệu lạm phát nhìn chung cao hơn dự kiến, giá sản xuất và doanh số bán lẻ cũng tăng cao, nhiều nhà kinh tế đã nâng dự báo của họ về hai đợt tăng nữa trong năm nay.
Vì vậy, khi RBA đưa ra mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản cùng với một tuyên bố được điều chỉnh một chút, đề xuất rằng dữ liệu mới sẽ quyết định xem RBA có tiếp tục tăng thêm lãi suất hay không, một số nhà đầu tư đồng AUD đã thất vọng và cảnh giác, khiến AUD giảm mạnh.
Một điều chắc chắn chúng ta có thể biết lúc này đó là RBA sẽ phụ thuộc nhiều vào các dữ liệu, do đó, các dữ liệu mới sẽ trở nên rất quan trọng và có tác động mạnh mỗi khi chúng xuất hiện.
Đối với những người diều hâu kêu gọi tăng tỷ lệ lãi suất chuẩn thêm một hoặc hai lần nữa, chỉ số tiền lương nóng hơn cùng vỡi dữ liệu việc làm ổn định hoặc tốt hơn có thể là chìa khoá để việc này được thúc đẩy.
Dữ liệu từ Trung Quốc và Nhật Bản
Theo ING, gdp của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm -0,1% trong quý 3 và thâm hụt thương mại trong tháng 10 do đồng yên yếu hơn. Một loạt dữ liệu từ Trung Quốc cũng được chú trọng, bao gồm sản xuất công nghiệp, đầu tư và doanh số bán lẻ.
Mặc dù doanh số bán lẻ dự kiến sẽ tăng, nhưng nó có thể sẽ giảm xuống mức ảnh hưởng cơ bản do đợt phong toả vào năm ngoái không còn như con số hàng năm nữa. Và với lạm phát và PMI đang giảm dần, giờ đây người ta kỳ vọng sản xuất công nghiệp và đầu tư cũng sẽ giảm theo. Trong khi điều này đang gây tình trạng giảm phát đối với phần còn lại của thế giới nhưng nó cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại.