Có một điều chắc chắn là chúng ta không thể dự đoán trước được tương lai, nhưng thực tế là các chuyên gia vẫn thường xuyên đưa ra các dự báo. Và như anh em cũng đã biết thì Jim Cramer - người được phong là "thánh kèo ngược" vẫn đưa ra những dự báo hàng ngày trên các chương trình truyền thông mặc dù bị ném đá cho tơi tả.
Vậy vấn đề ở đây là gì? Mời anh em cùng tìm hiểu!
Những vấn đề đối với dự báo của các chuyên gia:
Trên thực tế, tất cả những gì chúng ta có thể làm là phân tích những gì đã xảy ra trong quá khứ, bỏ qua những sự nhiễu loạn của hiện tại và cố gắng đưa ra những kết quả có thể xảy ra trong tương lai.
Vấn đề lớn nhất đối với Phố Wall, cả trong quá khứ cũng như trong thời đại ngày nay, đó là việc họ luôn coi thường khả năng xảy ra của các sự kiện ngẫu nhiên, bất ngờ. Trong một nghiên cứu năm 2010 của McKinsey Group, họ phát hiện ra rằng các nhà phân tích luôn lạc quan thái quá trong vòng suốt 25 năm qua. Trong suốt quãng thời gian 25 năm, các nhà phân tích Phố Wall đã đo lường tỷ lệ PEG ở mức 10-12% một năm trong khi trên thực tế, nó chỉ nằm ở 6%. (Tỉ lệ PEG - Price/Earnings-to-Growth - PEG Ratio là tỉ lệ được sử dụng để định giá cổ phiếu khi tính đến tốc độ tăng trưởng thu nhập dự kiến từ cổ phiếu đó).
Hai biểu đồ sau đây cũng cho thấy các nhà phân tích luôn lạc quan quá mức trong các ước tính của họ:
Đây là lý do giải thích việc chúng ta sử dụng thu nhập dự kiến làm thước đo định giá là vô cùng thiếu sót - vì các ước tính luôn lạc quan quá mức trung bình khoảng 33%.
Hơn nữa, các công ty tạo nên thị trường chứng khoán phản ánh chính xác mức độ tăng trưởng kinh tế thực tế. Cổ phiếu không thể phát triển nhanh hơn nền kinh tế trong dài hạn, trong khi các nhà dự báo luôn cố gắng khuếch đại sự tăng trưởng của thị trường.
“Kể từ năm 1947, thu nhập trên mỗi cổ phiếu đã tăng trưởng 6,21% hàng năm, trong khi nền kinh tế tăng trưởng 6,47% hàng năm. Mối quan hệ chặt chẽ này là hợp lý, đặc biệt khi vai trò chi tiêu của người tiêu dùng là rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế - gdp”.
Chúng ta có thể thấy mối tương quan này khi quan sát mối tương quan lợi nhuận doanh nghiệp/giá cổ phiếu.
Sự khác biệt giữa dự báo và thực tế
Những nghiên cứu của McKenzie lưu ý rằng trung bình “Hầu như 100% tất cả các dự báo của những nhà phân tích đều là quá cao so với thực tế”. Và cái gì cũng có lý do của nó:
Chúng ta hãy nhớ rằng, Phố Wall là một nhóm các công ty tiếp thị và PR nên các dự báo thường rất mâu thuẫn với thực tế. Các dự báo của họ luôn được khuếch đại khiến cho các nhà đầu tư đặt cược nhiều hơn vào thị trường. Các công ty cổ phần thuê những chuyên gia Phố Wall để “tiếp thị” cho họ, khiến giá cổ phiếu của họ tăng lên. Điều này được minh chứng bằng các khoản thù lao hậu hĩnh dựa trên giá cổ phiếu mà các công ty trả cho các nhà phân tích trên phố Wall.
Vì sự lạc quan là sản phẩm của phố Wall, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta bước vào năm 2021 với kỳ vọng trung bình của Phố Wall tăng thêm 6,5%. Dưới đây là bảng “kỳ vọng” của một số chuyên gia phố Wall so với mức đóng cửa khi năm 2020 kết thúc:
Phần kết luận
Tôi đã đọc hầu hết dự báo của các nhà phân tích chính thống và nhận thấy có một “sự đồng thuận” ở đây. Triển vọng cho năm 2021 của họ là rất sáng sủa và ở một mức độ nào đó, rất lạc quan.
Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi là Quy tắc số 9 của Bob Farrell nêu rõ: “Khi mọi người đều đồng thuận… điều gì đó khác chắc chắn sẽ xảy ra.”
Nền kinh tế thực hiện tại đang không hỗ trợ giá tài sản. Giá càng tăng mạnh kéo dài thì độ lệch khỏi thị trường trong tương lai càng lớn. Đối với các nhà đầu tư sắp sửa có kế hoạch nghỉ hưu, cần cân nhắc một số vấn đề về bảo toàn vốn hơn là theo đuổi lợi nhuận tiềm năng.
Năm 2021 sẽ là một năm tích cực khác? Có lẽ thế. Nhưng, thành thật mà nói, tôi thực sự không biết, và tôi cũng không quá lạc quan!