Anh đã tích cực đầu tư trong hơn 15 năm, tập trung chủ yếu vào phân tích kỹ thuật và giao dịch theo xu hướng.
Blog, bài viết và đóng góp của anh đã xuất hiện trên nhiều trang web, bao gồm cả Yahoo! Finance, MarketWatch, Benzinga và Minyanville, nơi anh cũng đóng góp cho nền tảng giao dịch cao cấp của họ, Buzz & Banter.
Andrew cũng đã được phỏng vấn và trích dẫn trên nhiều phương tiện truyền thông, bao gồm cả Smartmoney thuộc sở hữu của Dow Jones & Company.
***
Được rồi hỡi anh em trader, đây là phần 1 trong một series gồm 5 phần tập trung vào cách nâng trò chơi trading của bạn lên một tầm cao mới.
Ý tưởng của series này là làm sáng tỏ những đặc điểm và kỹ năng sẽ giúp bạn trở thành một trader thành công và tự tin hơn.
Nhưng trước khi tìm hiểu chi tiết, tôi muốn hỏi bạn tự hỏi mình một câu hỏi trung thực:
Bạn đánh giá thế nào về trình độ hiểu biết trading và bộ kỹ năng của mình?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm nào cần được chú trọng hơn những khái niệm khác trong suốt loạt bài viết này.
Hơn nữa, việc áp dụng những khái niệm này và biến chúng thành hiện thực là tuỳ thuộc vào bạn.
Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng bắt đầu với: Kiến thức cơ bản về não bộ!
Cho dù bạn định vị mình là một trader, một nhà đầu tư tích cực, hay một nhà đầu tư mua và nắm giữa, bạn đều phải đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến túi tiền của gia đình mình.
Rốt cuộc, việc bạn mua cổ phiếu hay quỹ ETF không quan trọng, mà quan trọng là bạn mua nó ở mức giá nào và bạn bán nó ở mức giá nào. Đơn giản thế thôi!
Chung quy lại chính là nhiệm vụ đảm bảo hiệu suất giao dịch. Trong một thị trường gập ghềnh và quanh co hơn Thung lũng Napa, thì việc duy trì sự tập trung có thể khá khó khăn!
Khi nào nên mua?
Khi nào nên bán?
Bạn cảm thấy tê cứng chân tay khi đọc điều này?
Không sao cả, việc nhấn nút Buy và Sell là một việc khó khăn đối với trader. Tuy nhiên, hãy hiểu lấy điều này: Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng giám sát tình hình tài chính của mình chặt chẽ hơn và đưa ra quyết định phù hợp xuất phát từ kế hoạch trò chơi tinh thần của mình. Vấn đề chỉ là làm sao để trở nên thoải mái và tự tin hơn khi thực hiện hành động đó mà thôi.
Đó là lý do tại sao việc sử dụng ý thức chung để phát triển một kế hoạch hành động ngay từ đầu sẽ rất hữu ích. Hơn nữa, xây dựng một kế hoạch hành động có lẽ là cách tốt nhất mà một trader nghiệp dư có thể học cách thành công.
Tuy nhiên, đây là một số ý tưởng thông thường mà tất cả bộ não của chúng ra đều có khả năng xử ký khi xây dựng kế hoạch hành động:
1. Chọn một tài sản mà bạn biết và yêu thích
Đây là quy tắc xưa cũ từ Warren Buffett - ông chỉ đầu tư vào những thứ mà ông thực sự hiểu rõ.
2. Hiểu rằng, trading không phải là trò xổ số
Nếu bạn đang ở nhà với hy vọng làm giàu nhanh chóng, thì tâm lý của bạn có thể phản ánh bảng cân đối tài chính của bạn. Sự tuyệt vọng có thể dẫn đến những quyết định đầu tư tồi tệ.
3. Vạch ra một kế hoạch mua và bán
Nếu bạn là một trader giao dịch tích cực, hãy quyết định nơi mua ban đầu và nơi để mua bổ sung thêm. Bạn cũng phải quyết định nơi để thoát lệnh (dù là thắng hay thua). Nếu bạn là nhà đầu tư mua và nắm giữ, bạn phải quyết định nên tham gia vào đâu và khi nào nên vốn thêm vào vị thế của mình - có lẽ cũng nên quyết định mức giá trả lời cho câu hỏi "chuyện gì sẽ xảy ra nếu" nữa! Đừng tham lam!
4. Tập trung vào trò chơi
Hãy đọc và tìm hiểu thêm về thị trường và các khoản đầu tư cụ thể của bạn.
Tất cả những điều này thoạt nghe thì có vẻ dễ dàng, nhưng qua nhiều năm, tôi đã thấy và nghe rất nhiều câu chuyện...
Từ những trader kiếm được 25% trong một tháng và không muốn chốt bất kỳ khoản lãi nào, cho đến những trader mất 25% tài khoản vì họ quên đặt stoploss (chí ít là điểm dừng trong tinh thần).
Vâng, trading có thể khiến bạn đau đớn về mặt tinh thần. Nhưng làm chủ tâm lý chính là chìa khoá quan trọng giúp bạn phát triển cũng như bám sát theo một kế hoạch hành động.
"Hy vọng" không phải là một chiến lược giao dịch và chắc chắn nó sẽ không giúp bạn đánh bại được ngài thị trường!